Quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế
Tôi được bố mẹ nuôi nhận nuôi năm 1996 nhưng không đăng ký nhận con nuôi với nhà nước, khi đó tôi 2 tuổi. Bố nuôi tôi vừa mất năm 2017, mẹ nuôi tôi vẫn còn sống và bố mẹ nuôi tôi không có con ruột. Khi bố tôi mất không để lại di chúc. Luật sư cho tôi hỏi liệu tôi có được hưởng thừa kế của bố nuôi tôi không.

Câu hỏi về quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế
    Tôi được bố mẹ nuôi nhận nuôi năm 1996 nhưng không đăng ký nhận con nuôi với nhà nước, khi đó tôi 2 tuổi. Bố nuôi tôi vừa mất năm 2017, mẹ nuôi tôi vẫn còn sống và bố mẹ nuôi tôi không có con ruột. Khi bố tôi mất không để lại di chúc. Luật sư cho tôi hỏi liệu tôi có được hưởng thừa kế của bố nuôi tôi không. 

Câu trả lời về quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế
     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế như sau:

1. Căn cứ pháp lý về quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế
Bộ luật dân sự 2015;

Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

Luật Nuôi con nuôi 2010;

Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi 2010;

2. Nội dung tư vấn về quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế
2.1. Nuôi con nuôi thực tế
     Theo quy định hiện nay, thì việc nhận con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực tiễn ở Việt Nam trước đây có tồn tại việc nuôi con nuôi thực tế mà không có đăng ký với cơ quan nhà nước. 

     Theo quy định tại điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
     Trường hợp của bạn được nhận nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 và đáp ứng đủ điều kiện của việc nhận con nuôi thực tế. Tuy nhiên, bạn và bố mẹ nuôi lại không thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi thực tế trong thời hạn luật định nên không phát sinh quan hệ nuôi con nuôi thực tế giữa bạn và bố mẹ nuôi.

2.2. Vấn đề quyền hưởng thừa kế đối với con nuôi thực tế

     Theo Điều 675 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế mất mà không để lại di chúc, việc chia di sản cho những người thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

     Điều 676 quy định những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha, mẹ và con của người chết. Trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.

     Vì quan hệ nuôi con nuôi giữa bạn và bố nuôi không được pháp luật công nhận mà bố nuôi bạn cũng không để lại di chúc để lại quyền thừa kế cho bạn nên theo quy định pháp luật, bạn không được quyền hưởng thừa kế tài sản của bố nuôi. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn theo thông tin bạn cung cấp chỉ có mẹ nuôi bạn và ông bà nội nếu còn sống.vì bố mẹ nuôi bạn không có con ruột.

Các tin khác

Vấn đề làm thủ tục cho trẻ sơ sinh sinh tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài

Vấn đề làm thủ tục cho trẻ sơ sinh sinh tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài Chào luật sư! Tôi là người Việt đã kết hôn với chồng là người Trung Quốc và hiện tại đang mang thai cháu đầu. Vì tính chất công việc nên hai vợ chồng tôi quyết định sinh bé tại Việt Nam. Nhưng tôi khá băn khoăn về thủ tục làm giấy tờ cho bé. Nếu tôi muốn khai quốc tịch cho bé là Trung Quốc nhưng lại có nguyện vọng cho bé học tập tại Việt Nam...

Có được cho con mang họ của chồng mới?

Có được cho con mang họ của chồng mới? Thưa các luật sư của Công ty Luật TNHH Tín Nhiệm. Tôi tái hôn và muốn con trai 6 tuổi mang họ của bố dượng, theo đề nghị của anh do không muốn có sự phân biệt giữa con chung và con riêng. Xin hỏi, tôi có được quyền thay đổi họ cho con không? Và nếu được, tôi cần làm những thủ tục gì? Việc đổi họ cho con tôi có cần được đồng ý của chồng cũ hay...

Còn 3 tháng nữa mới đủ tuổi đăng ký kết hôn thì có thể đăng ký kết hôn được không?

Còn 3 tháng nữa mới đủ tuổi đăng ký kết hôn thì có thể đăng ký kết hôn được không? Thưa các luật sư của Công ty Luật TNHH Tín Nhiệm, em là nữ, em còn 3 tháng nữa mới đủ tuổi đăng ký kết hôn. Vậy bây giờ em có thể đăng ký kết hôn sớm hơn được không? Mong sớm nhận được phản hồi của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn luật sư!

Xin tư vấn ly hôn khi không đăng ký kết hôn và xác nhận độc thân thế nào ?

Xin tư vấn ly hôn khi không đăng ký kết hôn và xác nhận độc thân thế nào ? Xin chào luật sư, 2 nam nữ có làm đám cưới vào năm 2014 tại tp hcm (hộ khẩu thuộc tp hcmc luôn), nữ về nhà chồng ở chung với bố mẹ chồng & chồng. Không đăng ký kết hôn. Sau đó nữ sinh con vào năm 2015, giấy khai sinh có ghi rõ tên cha & tên mẹ.
Tư vấn - Hỗ trợ
Tổng đài tư vấn luật trực tuyến 091.5067.566
Liên kết với chúng tôi
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận bản tin hàng tuần miễn phí