Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Tín Nhiệm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật các Tổ chức Tín dụng 2010
2. Luật sư tư vấn:
- Thứ nhất: Việc bạn vay tiền tại các công ty tài chính sẻ không chịu sự điều chỉnh lãi suất 20% theo Bộ luật Dân sự 2015 mà sẻ được điều chỉnh bởi Luật chuyên ngành là Luật các tổ chức tín dụng 2010, cụ thể theo quy định tại khoản 2 điều 91 quy định“Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”
Như vậy, ở đây lãi suất trong hợp đồng bạn và công ty tài chính là sự thỏa thuận giữa các bên. Thông thường, bên cho vay sẻ tự đưa ra mức lãi suất dựa vào các tiêu chí cho vay theo quy định của họ, việc bạn chấp thuận vay với mức lãi suất đó thì bạn ký vào hợp đồng nên trường hợp này không thể gọi là cho vay nặng lãi.
- Thứ hai , trường hợp bạn trễ tiền nộp thì bạn và bên công ty tài chính phải thỏa thuận, nếu thỏa thuận không được thì bên công ty tài chính có thể kiện bạn ra Tòa án, trong trường hợp đó xảy ra thì bạn phải có chứng cứ chứng minh mình rơi vào trường hợp bất khả kháng nên chậm trả tiền. Ngoài ra việc bạn chậm trễ lâu ngày còn dẫn đến việc bạn sẻ rồi vào tình trạng nợ xấu trên hệ thống CIC của ngân hàng nhà nước, việc này sẻ ảnh hưởng rất nhiều đến lịch sử tín dụng của bạn và khả năng được chấp thuận các khoản vay khác tại các Ngân hàng cũng như các công ty tài chính nếu bạn có nhu cầu vay vốn sau này.
Vì thế, tốt nhất là hai bên phải thỏa thuận được, nếu không thỏa thuận được thì bạn nên vay tiền người thân, bạn bè để thanh toán sớm nhất có thể nhằm tránh những hậu quả pháp lý xãy ra (tốn kém thời gian, tiền bạc của bạn).